Một chương trình Trung Thu "hấp dẫn" sẽ có những gì?

06/09/2023

Ngày tết trung thu cho thiếu nhi là một ngày lễ tết đặc biệt dành cho các bé, là dịp các em được quây quần bên gia đình, thỏa thích ăn hoa quả, bánh kẹo.

Tết Trung thu còn là dịp để các tổ chức, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến con em của cán bộ nhân viên của mình mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh cho các bé, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Các bé có thể giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới, được học thêm nhiều điều bổ ích. Là dịp để quý phụ huynh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái.

Vậy một chương trình trung thu "hấp dẫn" sẽ có những gì? Hãy cùng TST Entertainment tìm hiểu nhé!.

1. Rộn ràng tiết mục múa lân sư rồng

Tết Trung thu mà không có tiếng trống, có các tiết múa lân sư rồng thì sẽ thiếu đi không khí vui tươi đặc trưng của ngày lễ này. 

Vào những ngày này, đường phố ngập tràn ánh sáng của những chiếc đèn ông sao, những tiếng trống thùng thình vang lên khắp nơi. Tết Trung thu, nơi đâu cũng vang lên tiếng trống, tiếng chập chõa,… Vì nơi đó có những chú lân sư rồng rực rỡ xuất hiện tưng bừng, rộn ràng trong tiếng reo hò thích thú của trẻ nhỏ. Trẻ em đôi khi còn tinh nghịch, quấn quýt sau lưng, lon ton chạy theo những chú lân hay cười tươi rói như Ông Địa.

Múa lân sư rồng

Nét đặc sắc chính là sự hòa quyện trong từng bước chuyển mình uyển chuyển của con lân, sư, rồng nó sẽ tạo nên sự ăn ý, thống nhất cao của bài biểu diễn, khiến bài biểu diễn sống động, hấp dẫn, thu hút người xem. Bên cạnh đó, hình ảnh ông Địa, miệng cười toe toét, tay cầm quạt, mang mặt nạ đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa để tạo nên yếu tố hài hước, dí dỏm cho bài múa. 

Múa lân, sư, rồng trong dịp Tết Trung thu được xem là mang tới điềm lành, tiếng cười cho không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn vì ba con vật này tượng trưng cho điềm lành, cho sự thịnh vượng, phát đạt...

2. Rước đèn trung thu

Nét đặc sắc nhất trong tết Trung thu chính là việc rước đèn. "Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu..." Đó là đoạn nhạc trong bài hát để mô tả bản sắc hoạt động rước đèn ông sao truyền thống trong ngày tết trung thu của các em thiếu nhi. Xưa kia đèn trung thu chỉ được làm từ vỏ bưởi hay tận dụng từ những hộp xà phòng, hộp sữa thì nay trên thị trường luôn có sẵn muôn vàn loại đèn lồng nhiều màu sắc. Tuy nhiên, truyền thống nhất, đi cùng năm tháng nhất vẫn là đèn ông sao. Thi làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết yêu thương để tạo ra những lồng đèn năm cánh theo cách sáng tạo của chính các em.Cùng nhau xếp thành hàng, bám đuôi nhau, ca hát đi vòng quanh phố phường kết hợp cùng những chú lân và 2 nhân vật nổi tiếng là chị Hằng và chú Cuội điều đó càng làm các em nhỏ thêm phấn khích, vui vẻ. Đây sẽ trở thành một phần ký ức không thể quên khi mỗi chúng ta trưởng thành.

3. Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn

Nếu chỉ có tiếng múa lân là chưa đủ , âm thanh của đêm rằm trung thu còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Dù có thể là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau những tiết mục là những nỗ lực tập luyện, mong muốn được toả sáng của các em nhỏ. Những hoạt động này cũng là cơ hội, là đòn bẩy để giúp các em tự tin thể hiện những tài năng của mình.

Tiết mục múa của các bé

4. Chương trình hoạt náo, tổ chức các trò chơi dân gian

Để tăng tính gắn kết cho các bạn nhỏ tham gia chương trình tết Trung thu thì việc tổ chức các trò chơi truyền thống là cần thiết. Có một số trò chơi đòi hỏi sự vận động như là kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột sẽ giúp các bé có thời gian thoải mái cùng bạn bè mình. Không cần tivi, không cần mạng internet, những trò chơi dân gian vẫn có sức hấp dẫn vô cùng đối với các em nhỏ.

Trò chơi rồng rắn lên mây 

Ngoài ra, còn có các hoạt động bổ ích như trang trí đèn lồng, mặt nạ, mâm cỗ. Mâm cỗ trung thu truyền thống của người Việt Nam đầy đủ gồm những loại quả đặc trưng, nhiều mầu sắc như quả bưởi, quả hồng đỏ và trái thanh long thanh mát, lựu, ổi, cam, mía tím, dưa hấu...Các em nhỏ sẽ được thi đội với nhau, lựa chọn hoa quả từ ban tổ chức sau đó sẽ có thời gian 60 phút thể hiện sự sáng tạo trong việc trang trí trưng bày mâm cỗ trung thu, bày mâm cỗ và chuẩn bị bài thuyết trình về chủ đề mâm cỗ đó. Hoạt động này giúp các em có thêm sự sáng tạo, gắn kết.

Trang trí mâm cỗ

5. Phá cỗ linh đình 

Một trong những hoạt động truyền thống không thể thiếu trong tết trung thu chính là phá cỗ trung thu. Đây là khoảnh khắc gia đình và bạn bè quây quần bên nhau, sẵn sàng khám phá những chiếc hộp bánh rực rỡ, những hương vị ngọt ngào và cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương trong mỗi chiếc bánh Trung thu.

Phá cỗ Trung thu không chỉ là một hoạt động vui chơi mà còn mang trong đó những ý nghĩa sâu sắc. Trước tiên, việc chuẩn bị một mâm cỗ trang trọng với các loại bánh trái và đặc sản là cách thể hiện lòng thành kính và cúng dường đối với trời đất và tổ tiên. Đây là biểu trưng cho sự hy vọng và mong muốn một năm mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên và hạnh phúc thịnh vượng.

 

 

Chia sẽ
Có thể bạn quan tâm
Phiên Chợ Giáng Sinh Đà Nẵng 2023 Diễn Ra Từ 8-10/12/2023

Phiên Chợ Giáng Sinh Đà Nẵng 2023 Diễn Ra Từ 8-10/12/2023

Sơn Trà Run Challenge 2023: Thêm Sản Phẩm Du Lịch Thể Thao Độc Đáo

Sơn Trà Run Challenge 2023: Thêm Sản Phẩm Du Lịch Thể Thao Độc Đáo

Mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới cho Đà Nẵng

Mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới cho Đà Nẵng